15 tháng 12, 2016

ĐỒNG NAI TRÊN ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối với ba vùng Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30km. Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội. 


Sở hữu diện tích 5.894,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2005 là 2.218.900 người, mật độ dân số: 365 người/km2.

TP. Biên Hòa (2015) - Sự thay đổi vượt trội sau 5 năm phát triển kinh tế
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành;Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.

Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai và tiếp giáp với các vùng sau:
• Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
• Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
• Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.
• Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
• Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể nói, Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớncủa cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ

Thứ nhất, Giao thông thuận lợi
Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như : Quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc 51; đường cao tốc Bắc Nam, tuyến đường sắt Bắc – Nam; nhiều tuyến đường liên tỉnh và các cảng Long Bình Tân, Gò Dầu, Phú Mỹ,.… gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước và quốc tế.

Thứ hai, đất có kết cấu tốt.
Có nền đất lý tưởng, kết cấu có độ chịu nén tốt, thuận tiện cho đầu tư xây dựng các KCN. Hiện tại ở Đồng Nai đang tồn tại rất nhiều CỤM khu công nghiệp có số vốn nên đến hàng tỷ dola.

Thứ ba, có nguồn nước phong phú không chỉ cung cấp cho Đồng Nai mà còn cho Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.
Thứ tư, có nguồn điện năng dồi dào từ các Nhà máy Thủy điện Trị An, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế.

Bên cạnh lưới điện quốc gia, Đồng Nai còn có Công ty liên doanh Amata Power cung cấp điện cho KCN Amata và các KCN lân cận. 


Bên cạnh đó, Đồng Nai còn có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú như vàng, thiếc, kẽm, nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; rừng và nguồn nước, … rất thuận lợi cho phát triển các ngành nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, mỹ nghệ…


Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vươn lên trở thành một trong nhữngtỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước, và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng 12,8%/năm. 

Tỉnh Đồng Nai là địa phương ĐỨNG ĐẦU tại VN về xây dựng và phát triển KCN. Các KCN của Đồng Nai phát triển mạnh cả về số lượng, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lẫn diện tích đất cho thuê.
- Khu công nghiệp AMATA
- Khu công nghiệp Biên Hòa
- Khu CN Nhơn Trạch 1, 2, 3, 4 

Có rất nhiều dự án có qui mô vốn trên 100 triệu USD (Formosa – Đài Loan, Vedan – Singapore & Đài Loan, Hualon – Malaysia & Đài Loan, Fujitsu – Nhật Bản …) tập trung chủ yếu ở Biên hòa, Long Thành, Nhơn Trạch.

Đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào tỉnh ĐỒNG NAI trong thời gian sắp tới chắc chắn sẽ đưa nơi đây trở thành TP. Công Nghiệp hiện đại bậc nhất VN trong tương lai.

Hình ảnh một số khu công nghiệp phát triển tại tỉnh Đồng Nai thu hút nghìn lượt công 
Đồng Nai đang triển khai rất nhiều dự án lớn như Dự án Cảng Hàng Không Quốc Tế Long Thành, Khu đô thị Long Hưng, VinCom Long Thành, dự án Đất nền Long Thành,… kéo theo đó là hàng loạt các nhà đầu tư đang ồ ạt đổ nguồn vốn về khu vực này. 

Phát huy mạnh mẽ tiềm năng của các thành phần kinh tế để phát triển ổn định, vững chắc, trong đó khuyến khích đầu tư nước ngoài và các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao tạo nên 1 ĐỒNG NAI hiện đại.

Nguồn: datnenlongthanh

1 nhận xét: